Sáng ngày 25/4, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với Trung tâm Mã số, mã vạch Quốc gia tổ chức “Khóa đào tạo về mã số, mã vạch và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa”. Phó Giám đốc Sở KH&CN Trần Công Hòa đến dự và phát biểu khai mạc.
Tổ chức, cá nhân thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa sử dụng vật mang dữ liệu bảo đảm phù hợp theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13275:2020 (truy xuất nguồn gốc - định dạng vật mang dữ liệu) do Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) công bố. Vật mang dữ liệu được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên sản phẩm, hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa, bảo đảm thiết bị có thể đọc được.
Tiếp nối thành công trong năm 2022 của Hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm tỉnh Cà Mau (do Chi cục Tiêu chuẩn và Đo lường chất lượng - Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cà Mau làm chủ đầu tư và Công ty cổ phần Vietnam Blockchain (VBC) là nhà thầu thực hiện), trong Quý IV năm 2023, hệ thống này đã được hoàn thiện và tiếp tục được đẩy mạnh triển khai cho ngày càng nhiều các sản phẩm chủ lực trên địa bàn tỉnh, trong đó tiêu biểu với các sản phẩm OCOP chất lượng cao.
Năm 2023, Sở Khoa học và Công nghệ Yên Bái đã đưa vào vận hành Hệ thống thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa của tỉnh Yên Bái và đã được kết nối với Cổng truy xuất nguồn gốc quốc gia.
Sáng ngày 23/12/2023, trường Đại học Nông Lâm (ĐHNL), Đại học Huế (ĐHH) phối hợp với Trung tâm Mã số, mã vạch Quốc gia (NBC), Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng tổ chức “Khóa đào tạo nhận thức, nâng cao kiến thức và hướng dẫn triển khai mã số mã vạch, truy xuất nguồn gốc theo tiêu chuẩn Việt Nam và Quốc tế (GS1)”.
Ngày 21-22/12/2023, Trung Tâm Mã số, mã vạch Quốc gia (NBC) phối hợp với Chi Cục Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng - Sở Khoa Học Và Công Nghệ Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu tổ chức khoá: “Tập Huấn, Hướng Dẫn Xây Dựng Quy Trình Truy Xuất Nguồn Gốc Cho Chuỗi Cung Ứng Thuỷ Sản Và Cách Tạo Mã Truy Vết, Vật Mang Dữ Liệu (Qr Code)”
Đẩy mạnh hội nhập quốc tế và nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước, bảo đảm chất lượng, tính an toàn của sản phẩm, hàng hóa, tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn và tư vấn, hỗ trợ cho các tổ chức, doanh nghiệp các thủ tục đăng ký mã số, mã vạch, áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc.
Gần 100 cán bộ đại diện cho cơ quan quản lý, doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất, hợp tác xã… tại Bình Định được các chuyên gia trang bị những kiến thức truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hoá; áp dụng mã số, mã vạch.
Theo đánh giá của Sở Khoa học và Công nghệ Vĩnh Phúc, hoạt động truy xuất nguồn gốc mới chỉ được một số doanh nghiệp quan tâm, nên sản lượng xuất khẩu của tỉnh còn khiêm tốn. Vì vậy cần đẩy mạnh hơn nữa việc truy xuất nguồn gốc để hội nhập quốc tế.
Thực hiện Kế hoạch số 5883/KH-UBND ngày 21/12/2020 của UBND tỉnh “Thực hiện Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021-2025 định hướng đến năm 2030”, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức về truy xuất nguồn gốc (TXNG) sản phẩm nhằm giúp các doanh nghiệp (DN), cơ sở sản xuất, kinh doanh (SXKD) nắm bắt các thông tin, quy định liên quan để có định hướng phù hợp và triển khai áp dụng hệ thống TXNG được tốt hơn.