Hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ đã giúp cuộc sống người dân được nâng cao hơn. Như việc ứng dụng truy xuất nguồn gốc (TXNG) cho sản phẩm, hàng hóa đã đóng góp vai trò quan trọng trong việc giúp người dân biết rõ mình đang sử dụng hàng hóa có xuất xứ ở đâu, thuộc đơn vị nào. Mặt khác, cũng giúp các doanh nghiệp sản xuất minh bạch trong các khâu xử lý sản phẩm của mình, góp phần xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm Việt Nam.
Mới đây, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức họp Hội đồng “Xác định danh mục sản phẩm hỗ trợ, xây dựng áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc (TXNG) kết nối cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa Quốc gia của thành phố năm 2023-2024”. Giám đốc Sở KH&CN Trần Quang Tuấn chủ trì Hội đồng.
Ngày 25/08/2023, Hội nghị tập huấn, phổ biến áp dụng các tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12827:2019 về Truy xuất nguồn gốc - Yêu cầu đối với chuỗi cung ứng rau quả tươi đã được Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia tổ chức.
Toàn tỉnh Đồng Nai hiện đã có hơn 34.000 con heo được đeo vòng và dán tem truy xuất nguồn gốc; trên 1.100 trang trại đã khai báo chăn nuôi trên phần mềm quản lý chăn nuôi.
Sở KH&CN TPHCM vừa thông báo mời các đơn vị đăng ký thực hiện xây dựng 4 đoạn phim ngắn (video clip) phổ biến kiến thức liên quan truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.
Để nâng cao giá trị sản phẩm, tạo niềm tin cho người tiêu dùng và tăng tính cạnh tranh trên thị trường, việc triển khai áp dụng truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm hàng hóa, đặc biệt là các sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP tại các địa phương đang được đặc biệt chú trọng, góp phần đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp.
Truy xuất nguồn gốc sản phẩm ngày càng phổ biến và có ý nghĩa quan trọng. Đây cũng là tiêu chí bắt buộc trong xuất khẩu, hội nhập kinh tế thế giới. Trước yêu cầu thực tiễn, nhiều HTX trên địa bàn tỉnh Ninh Bình được sự hỗ trợ của Sở Khoa học và Công nghệ, Liên minh HTX tỉnh đã mạnh dạn ứng dụng công nghệ nhằm công khai, minh bạch toàn bộ quy trình sản xuất, giúp nâng cao uy tín sản phẩm, đồng thời tạo ra giá trị mới cho hàng hóa.
Trong hai ngày 27- 29/7/2023 Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh cùng Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia đã triển khai hội nghị phổ biến áp dụng các tiêu chuẩn quốc gia, định dạng các mã dùng cho truy vết và tiêu chuẩn quốc gia về định dạng vật mang dữ liệu ứng dụng trong truy xuất nguốn gốc sản phẩm hàng hóa nhằm tập huấn, hướng dẫn về các văn bản pháp luật, tiêu chuẩn quốc gia liên quan đến truy xuất nguồn gốc.
Mới đây, Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia đã thực hiện chuyển giao, hướng dẫn áp dụng và vận hành, khai thác phần mềm phục vụ TXNG cho một số Doanh nghiệp và Hợp tác xã – chủ thể của các sản phẩm thảo dược và cơm cháy của tỉnh Ninh Bình.
Thực hiện Kế hoạch số 647/KH-UBND ngày 27/02/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc thực hiện Đề án “Triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc” năm 2023 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, nhằm hướng dẫn các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, đơn vị cung cấp dịch vụ, giải pháp trong việc xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc theo các quy định của pháp luật; hướng dẫn công tác chứng nhận hệ thống truy xuất nguồn gốc để đảm bảo chuẩn hóa, minh bạch hóa thông tin truy xuất nguồn gốc.