Mô hình truy xuất nguồn gốc sử dụng chung hệ thống NBC Trace đã được ứng dụng, triển khai cho 81 sản phẩm OCOP ở Sơn La, Sơn Dung Trà (Thái Nguyên), Cam Xã Đoài – Cam Vinh (Nghệ An), nước mắm Phú Quốc (Kiên Giang)…
Các giải pháp dùng tem gắn chip RFID truy xuất nguồn gốc sản phẩm y tế đã được chia sẻ tới các gian hàng tại triển lãm y tế quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh.
Việc kết nối hệ thống TXNG với Cổng TXNG Quốc gia là giải pháp quan trọng góp phần bảo đảm chất lượng, an toàn của sản phẩm, hàng hóa, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và góp phần xây dựng nền kinh tế minh bạch, bền vững.
Truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý chất lượng sản phẩm, tạo niềm tin với người tiêu dùng. Đây chính là yếu tố cạnh tranh quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của các sản phẩm hàng hóa. Do vậy, nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh, hợp tác xã đã sử dụng tem truy xuất nguồn gốc dưới dạng QR-Code nhằm bảo vệ và khẳng định sản phẩm. Loại “bao bì thông minh này” đang là xu hướng hiện nay và Thái Bình cũng không thể đứng ngoài xu thế này.
Mỹ và EU rất quan tâm tới chất lượng sản phẩm hàng hóa từ khâu sản xuất đến tay người tiêu dùng, vì thế yếu tố truy xuất hàng hóa với các tiêu chuẩn khắt khe được đặt lên hàng đầu.
Dưới đây là 7 điều cần biết về các công nghệ truy xuất nguồn gốc làm nền tảng giúp đảm bảo an toàn cho chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu.
Bằng cách áp dụng giải pháp truy xuất nguồn gốc ứng dụng công nghệ cao, các sản phẩm sản xuất tại tỉnh Cà Mau đã và đang tạo lợi thế cạnh tranh so với các sản phẩm khác cùng loại trên thị trường. Qua đó, giúp nâng tầm thương hiệu và nâng cao giá trị sản phẩm
Truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa đã và đang là nhu cầu cần thiết đối với cả doanh nghiệp (DN) và người tiêu dùng (NTD), nhằm công khai, minh bạch các thông tin về quá trình sản xuất, bảo đảm chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP). Nhằm thúc đẩy hoạt động này, tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành chức năng phối hợp với các địa phương triển khai thực hiện Đề án “Triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021 - 2030", góp phần từng bước đưa sản phẩm, hàng hóa có cơ hội vươn xa ra thị trường quốc tế.
Việc dán nhãn, truy xuất nguồn gốc sản phẩm là để minh bạch thông tin cho hàng hóa của nhà sản xuất, điều này không những góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, uy tín thương hiệu mà còn tạo niềm tin cho người tiêu dùng, tăng tính cạnh tranh trên thị trường của doanh nghiệp. Trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ dán tem nhãn truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm của mình khi đưa ra thị trường.
Việc số hóa trong truy xuất nguồn gốc nông sản đang là yêu cầu ngày càng tất yếu trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, để hiện thực hóa công tác này, vẫn còn rất nhiều băn khoăn, trăn trở từ các doanh nghiệp và người dân cần được hướng dẫn, giải đáp.