UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã ban hành kế hoạch thực hiện đề án triển khai, áp dụng, quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc trên địa bàn tỉnh năm 2022.
Ngày 18/1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu chủ trì cuộc họp về một số nội dung liên quan xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.
Sử dụng công nghệ nền tảng xác minh danh tính sản phẩm toàn cầu do Tổ chức mã số mã vạch quốc tế - GS1 triển khai được xem là một giải pháp hữu hiệu giúp cho nhà bán lẻ và người tiêu dùng xác minh thông tin sản phẩm trên thị trường một cách chuẩn xác.
Có thể ví mã số cơ sở nuôi tôm như số căn cước công dân của mỗi người. Từ mã số sẽ xác định được chủ cơ sở nuôi tôm là ai, có địa chỉ ở đâu, nuôi tôm nước lợ hay nước ngọt… Tuy nhiên đến nay, tỷ lệ diện tích tôm nuôi ở Việt Nam được cấp mã số còn rất khiêm tốn.
Truy xuất nguồn gốc của nông sản giờ đây không chỉ là yêu cầu bắt buộc của nhiều thị trường mà còn là cơ sở để các thị trường khó tính xác nhận tính bền vững của nông sản Việt Nam.
Việc sử dụng tiêu chuẩn dữ liệu toàn cầu GS1 đối với vắc xin giúp cho sản phẩm này ở bất kỳ vị trí nào trên thế giới, đều được nhận dạng duy nhất bằng mã vạch và có thể được truy tìm từ nhà sản xuất đến bệnh nhân một cách nhanh chóng, hiệu quả và an toàn.
Sở Khoa học và Công nghệ Sơn La vừa ban hành kế hoạch năm 2021 thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với các sản phẩm OCOP của tỉnh.
Hiện tại, việc truy xuất nguồn gốc (TXNG) sản phẩm, hàng hóa được thực hiện thông qua các mã vạch, mã QR. Bộ Khoa học và Công nghệ đã xây dựng, công bố 20 tiêu chuẩn quốc gia trong lĩnh vực này.
Nhằm đẩy mạnh hoạt động triển khai Đề án 100 về truy xuất nguồn gốc, Trung tâm mã số mã vạch Quốc gia và Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức cuộc họp trực tuyến nhằm thúc đẩy triển khai hoạt động này.
Theo các chuyên gia, để tăng giá trị nông sản và phát triển xuất khẩu một cách bền vững trong thời gian tới, nước ta cần phát triển hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, nhằm minh bạch thông tin, nâng cao năng lực cạnh tranh và giá trị nông sản.