Ngày đăng : 19-09-2023
Đây là sự kiện thường niên của GS1 tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tổ chức hằng năm luân phiên tại quốc quốc gia trong khu vực nhằm cập nhật các chiến lược, chính sách của GS1 toàn cầu và đưa ra các kế hoạch thực hiện và các giải pháp cụ thể cho khu vực AP; thúc đẩy hợp tác lẫn nhau thông qua thương mại xuyên biên giới áp dụng tiêu chuẩn GS1; thúc đẩy hợp tác với các tổ chức khác trong triển khai áp dụng tiêu chuẩn GS1.
Sự kiện bao gồm phiên họp dành cho CEO, các phiên hội nghị toàn thể và các phiên đào tạo chuyên môn bên lề. Trong đó, đoàn tham gia phiên họp dành cho CEO và các phiên đào tạo chuyên môn bên lề nhằm nâng cao nhận thức cho các tổ chức GS1 thành viên khu vực về sản phẩm, dịch vụ trọng tâm của GS1.
Bên cạnh phiên thảo luận dành cho CEO, thảo luận, định hướng chiến lược chung của GS1 toàn cầu, chiến lược của GS1 khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, trọng tâm trong các lĩnh vực: thương mại xuyên biên giới, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc, cấp mã không phép, thương mại điện tử, phát triển bền vững, chiến lược 2D và các sáng kiến mới. Đặc biệt chiến lược kết nối GS1 khu vực Châu Á – Thái Bình Dương hướng đến chuyển đổi số trong thương mại, kinh tế tuần hoàn và bền vững, trọng tâm là người tiêu dùng, đổi mới, an toàn sản phẩm.
Diễn đàn Tổ chức Mã số mã vạch quốc tế khu vực Châu Á – Thái Bình Dương năm 2023 được diễn ra từ 12 – 15/9/2023
Các phiên đào tạo trong khuôn khổ diễn đàn được các chuyên gia của GS1 các quốc gia chia sẻ tập trung về các lĩnh vực: Chiến lược của ngành Bán lẻ; Thương mại điện tử; Chương trình phát triển MO; Chiến lược ngành Y tế; Nền tảng đăng kí GS1 Registries…
Trong khuôn khổ chương trình Diễn đàn, ông Bùi Bá Chính – đại diện GS1 Việt Nam đã có các trao đổi, làm việc kết nối với các tổ chức, quốc gia khác trong khu vực nhằm thúc đẩy, tăng cường hợp tác. Theo đó, GS1 Hongkong cũng sẵn sàng trong việc hợp tác chặt chẽ hơn nữa với GS1 Việt Nam trong thời gian tới, đặc biệt trong việc xây dựng kết nối giữa 2 hệ thống Cổng TXNG quốc gia và ezTrace. Ngoài ra, GS1 Hongkong mong muốn hợp tác với GS1 Việt Nam trong việc áp dụng các tiêu chuẩn trên trong việc xuất nhập khẩu hàng hóa giữa 2 quốc gia nhằm tăng cường hiệu quả, thúc đẩy phát triển thương mại song phương.
Đại diện GS1 Việt Nam - ông Bùi Bá Chính, Phó giám đốc phụ trách Trung tâm Mã số, mã vạch Quốc gia cùng các thành viên đoàn tham gia Diễn đàn
GS1 Ấn Độ đặt vấn đề về hợp tác song phương với GS1 Việt Nam về TXNG trong xuất nhập khẩu thịt, cụ thể liên kết các cơ sở dữ liệu TXNG của GS1 Ấn Độ với GS1 Việt Nam nhằm đạt được khả năng truy xuất nguồn gốc từ đầu đến cuối trong chuỗi cung ứng bằng cách sử dụng blockchain và tiêu chuẩn chuỗi cung ứng GS1.
Tại buổi làm việc, GS1 Việt Nam cũng nhận được sự đánh giá cao với thành tích nổi bật trong việc xây dựng doanh nghiệp thành viên. Theo đó, trong thời gian tới, GS1 Việt Nam sẽ tham gia tích cực hơn trong các hoạt động chung của GS1 trong khu vực như chia sẻ MO sharing về bán lẻ trong các kì diễn đàn AP và các nhóm làm việc; Tham gia vào báo cáo của GS1 và KPMG trong nghiên cứu thị trường bán lẻ của khu vực; Với vai trò và vị thế của GS1 Việt Nam có thể tham gia vào các ban điều hành, quản lý của GS1 trong thời gian tới.
Thanh Uyên
Bình luận